TIÊU CHUẨN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO VĂN PHÒNG TẠI VIỆT NAM

TIÊU CHUẨN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO VĂN PHÒNG TẠI VIỆT NAM

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho các tòa nhà văn phòng có gì khác biệt với nhà dân? Các tòa nhà văn phòng đã thực sự áp dụng đúng các tiêu chuẩn này chưa? Đây là những câu hỏi liên tục được đặt ra trong những ngày qua khi mà càng có nhiều vụ cháy lớn liên tục xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

Vậy tiêu chuẩn PCCC cho văn phòng là gì và chúng được áp dụng ra sao trong không gian làm việc? Thiên Nam Building sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn qua bài viết bên dưới, cùng Thiên Nam Building tìm hiểu bạn nhé!

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho văn phòng là gì?

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy là văn bản pháp luật do Cục Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn chịu trách nhiệm biên soạn.

Tùy thuộc vào loại hình xây dựng hoặc công năng sử dụng của tòa nhà, các tính năng PCCC cần đạt được yếu tố bảo toàn tính mạng cũng như tài sản tại đó. Đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam đều đang làm việc tại các tòa nhà cao tầng. Là nơi có số lượng người tập trung cùng một thời điểm lớn, nguy cơ cháy nổ cao. Vì thế mà các tòa nhà văn phòng cần có tiêu chuẩn PCCC rất nghiêm ngặt.

Quy định về tiêu chuẩn PCCC được kiểm soát ngay từ khi thi công và xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Nơi đặt trụ sở văn phòng phải được trang bị hệ thống PCCC đủ tiêu chuẩn mới được phê duyệt. Đây cũng là công đoạn cần nhiều thời gian nhất trong quá trình kiến tạo văn phòng. Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng bao gồm những điều sau đây.

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy – Trang bị hệ thống báo cháy tự động

Tại các tòa nhà văn phòng, tiêu chuẩn PCCC yêu cầu các không gian làm việc phải trang bị hệ thống báo cháy tự động. Toàn bộ hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009. Tiêu chuẩn này là bắt buộc hệ thống phải đảm bảo các điều kiện:

– Trong thời gian ngắn nhất phát hiện đám cháy

– Nhanh chóng phát đi những tín hiệu cảnh báo đến các bộ phận một cách chính xác

– Có độ chính xác cao (độ tin cậy của bộ báo cháy tự động cao)

Ở các tòa nhà văn phòng được gắn bộ báo cháy có kết nối tự động cùng hệ thống chữa cháy. Ngoài khả năng phát hiện báo động cháy nhanh. Hệ thống này còn phải điều khiển được hoạt động chữa cháy tạm thời (các thiết bị phun nước) và việc báo động cũng như chữa cháy tạm thời phải được diễn ra cùng một lúc.

Chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà phải kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống tối thiểu 2 lần/năm. Hệ thống phải được bảo dưỡng kỹ càng để đảm bảo luôn hoạt động tốt nhất.

Các tòa nhà văn phòng phải trang bị đầy đủ bình chữa cháy

Đối với các khu vực dễ xảy ra tình trạng cháy nổ đều phải được trang bị bình cứu hỏa. Ngoài ra cứ từ 50 – 150m2 cần được bố trí một bình cứu hỏa. Ở những nơi có trang bị hệ thống chữa cháy tự động cũng phải trang bị thêm bình chữa cháy loại nhỏ. Điều này giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và của khi xảy ra tình trạng hỏa hoạn. Không tập trung tất cả bình chữa cháy vào một chỗ, cần phân bổ đều các bình vào từng khu vực một cách khoa học. Đặc biệt ở các vị trí quan trọng của tòa nhà cần đặt ít nhất 2 bình cứu hỏa.

Theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3890:2009 về yêu cầu lắp đặt trang bị bình cứu hỏa có nhắc đến:

  • Trong khoảng cách 150m2 trang bị 1 bình cứu hỏa đối với nơi có mức độ nguy hiểm thấp.
  • Khu vực có mức độ nguy hiểm ở mức trung bình sẽ là 75m2/bình.
  • Và với nơi có mức độ nguy hiểm cao cần bố trí bình cứu hỏa ở mật độ dày hơn là 50m2/bình

Trang bị hệ thống cửa chống cháy và lối thoát hiểm an toàn

Ở các tòa nhà văn phòng đặc biệt tòa cao tầng phải có lối thoát hiểm an toàn. Cửa của các lối thoát hiểm cho hành lang tầng, phòng chờ, sảnh luôn phải mở. Những tòa nhà văn phòng hạng A phải được thiết kế ít nhất 2 lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn. Vào thời điểm hiện tại chỉ những tòa nhà nào đáp ứng đủ yếu tố này mới được cấp giấy phép để hoạt động.

Với những tòa nhà có chiều cao từ 15m trở lên, cửa của lỗi thoát hiểm phải làm từ vật liệu chống cháy. Với buồng thang bộ, cửa ra vào được thiết kế theo cơ chế tự đóng và khe cửa cần được chèn kín. Những cánh cửa nằm trong buồng thang bộ phải có khả năng mở trực tiếp ra phía bên ngoài. Cửa này không thể tự đóng lại và hoàn toàn không cần phải chèn kín ở khe cửa. Loại cửa ở lối thoát hiểm của các gian phòng hay hành lang là loại cửa chống cháy. Có khả năng tự động đóng với khe cửa được thiết kế chèn kín.

Các kiểu cửa này luôn để mở trong lúc sử dụng và được trang bị cơ chế hoạt động tự đóng trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra.

Thiết kế 1 – 2 họng nước đặt cố định trong tòa nhà

Phải bố trí từ 1 – 2 họng nước chữa cháy ở các vị trí cố định trong tòa nhà đối với tòa cao tầng. Lưu lượng nước ở các họng nước này cần đạt 2,5 lít/giây. Vị trí đặt nên nằm ngay lối đi, hành lang, sảnh của tòa nhà… những vị trí dễ dàng lấy. Tâm của họng nước nằm cách mặt sàn 1,25m là đạt chuẩn.

Mỗi họng nước chữa cháy đều phải được trang bị van khóa chắc chắn. Mỗi đầu phải có lăng phun nước và cuộn vòi mềm theo chiều dài đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995.

Bên trên là những quy định phòng cháy chữa cháy cho công ty mà bạn nên biết. Mong rằng thông qua một số chia sẻ ở bài viết này, các doanh nghiệp sẽ nắm rõ được nội quy cho hệ thống PCCC. Để đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như tính mạng của bản thân mình, yêu cầu mỗi cá nhân trong công ty phải có ý thức chấp hành các nội quy an toàn PCCC. Ý thức chấp hành các nội quy an toàn PCCC luôn cần được đặt lên hàng đầu.

Thiên Nam Building tổng hợp và chia sẻ.