Ngành thép Trung Quốc và những công ty cung cấp nguyên liệu thô như quặng sắt hiện đang đổi mặt với tương lai ảm đạm. Khi bước sang nửa cuối năm, lợi nhuận của ngành sản xuất thép đã sụt giảm nghiêm trọng. Trên thực tế, chưa đến 20% công ty công bố có lãi trong tháng 7, thấp hơn nhiều so với con số 80% hồi tháng 3.
Ngành thép Trung Quốc đang phải đối mặt với những bấp bênh về tình hình tài chính và nhu cầu ảm đạm. Hơn nữa, một bộ phận lớn các nhà phân tích tài chính và chứng khoán trên thế giới cũng đã dự báo các khủng hoảng ngành thép sẽ trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc chuẩn bị đối mặt với mùa đông khắc nghiệt, theo trang Oilprice.
Nhưng đó chỉ là một nửa câu chuyện. Một vòng xoáy tài chính đi xuống ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Trung Quốc. Thép là ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cuộc khủng hoảng hiện tại đã bắt đầu cách đây khoảng một năm khi Evergrande thông báo không thể trả khoản nợ 300 tỷ USD.
Chỉ riêng sự kiện này cũng đủ tạo nên một cơn hoảng loạn. Nhưng tốc độ phản ứng của giới chức Trung Quốc lại càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vài tháng trước, chính phủ nước này đã công bố một biện pháp kích thích tài chính mới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng động thái này là đã quá muộn, các ngành công nghiệp của Trung Quốc đã quay cuồng với những đợt bùng phát dịch COVID-19 và thường xuyên mất điện.
Giới chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng suy yếu. Bất chấp việc chính phủ nước này đang chi tiền cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mục tiêu tăng trưởng thực tế cũng khó lòng đạt 5,5%.
Ngành thép Trung Quốc và những công ty cung cấp nguyên liệu thô như quặng sắt hiện đang đổi mặt với tương lai ảm đạm. Khi bước sang nửa cuối năm, lợi nhuận của ngành sản xuất thép đã sụt giảm nghiêm trọng. Trên thực tế, chưa đến 20% công ty công bố có lãi trong tháng 7, thấp hơn nhiều so với con số 80% hồi tháng 3. Trong các dự báo được công bố gần đây, chỉ khoảng 5 trong số 25 công ty thép niêm yết trong nước ước tính lợi nhuận sẽ tăng trong nửa đầu năm.
Trung Quốc không chỉ là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới với sản lượng trên 1 tỷ tấn mà còn là nước tiêu thụ thép lớn nhất. Trong đó, các công ty trong nước đáp ứng 95% nhu cầu tiêu thụ thép ở thị trường nội địa.
Hiện tại, năng lượng sản xuất thép của Trung Quốc là 1,2 tỷ tấn/năm với tiêu thụ hàng năm khoảng 1 tỷ tấn. Tuy nhiên, sự thiếu quan tâm đối với các dự án mới của các nhà phát triển bất động sản sau cuộc khủng hoảng vừa qua làm giảm sút nhu cầu thép. Bất động sản và sản xuất ô tô là hai trong số những ngành tiêu thụ thép lớn nhất Trung Quốc. Trong khi đó, 29% công ty bất động sản Trung Quốc tuyên bố phá sản.
Các công ty chủ lực trong ngành thép trong đó có Baowu – doanh nghiệp sản xuất thép nhà nước, đưa ra các cảnh báo tại cuộc cuộc họp nội về những thách thức lớn do doanh số bán hàng sụt sụt giảm. Trong khi đó, giới chức Trung Quốc cũng đang thử nhiều biện pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Cùng với việc kích thích tài chính, chính phủ cũng thành lập Tập đoàn Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc nhằm chiếm vị thay thế sức mua của các công ty thép trong nước và nâng cao vị thế của Bắc Kinh trên thị trường hàng hóa toàn cầu về thu mua nguyên liệu sản xuất thép.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc, quốc gia mua khoảng 70% khối lượng quặng sắt từ đường biển, cố gắng mở rộng quyền kiểm soát thị trường quặng sắt nhiều hơn.
Một số chuyên gia hoài nghi liệu rằng thị trường thép đã chạm đáy hay chưa khi nhu cầu đã chạm đỉnh từ năm 2021 và vẫn đang trong đà giảm. Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng tài chính của Trung Quốc, chính phủ vẫn đang loay hoay tìm các biện pháp đối phó với sự suy giảm của ngành thép.
Theo Vietnambiz